Áo len bị giãn là vấn đề mà bất kì người mặc nào cũng sẽ từng gặp qua. Vậy làm thế nào để gia tăng tuổi thọ cho áo và giữ nguyên được chất lượng như ban đầu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẹo xử lý áo len bị giãn ai cũng nên học ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Những mẹo xử lý áo len bị giãn ai cũng nên học ngay
Nguyên nhân áo len bị giãn?
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho chiếc áo len của bạn dù mới mua về và sử dụng chỉ mới vài lần nhưng đã có dấu hiệu của hiện tượng dão, giãn,… Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến:
- Giặt áo len bằng nước quá nóng hoặc giặt máy ở nhiệt độ quá cao
- Giặt áo len không đúng cách, không phân loại, sử dụng không đúng các loại chất làm sạch
- Áo len bị giãn do cách phơi và cách bảo quản trong suốt quá trình sử dụng
Mẹo xử lý áo len bị giãn
Cách làm áo len co lại bằng máy giặt
Bạn sẽ cần chuẩn bị: Một chiếc túi vải giặt đồ, nước giặt vải len loại không cần xả, một chiếc máy giặt cửa trên.
Cách thực hiện gồm 06 bước đơn giản:
- Bước 1: Bạn cho chiếc áo len vào trong túi vải giặt đồ, sau đó cho vào máy giặt cửa trên cùng với nước ấm vừa đủ và nước giặt riêng cho đồ len sợi.
- Bước 2: Dùng lực ấn túi vải giặt đồ xuống để ngập nước, cho máy giặt chạy với tốc độ chậm trong khoảng 30 – 45 giây đầu. Sau đó ngừng máy giặt và ngâm áo len như thế trong khoảng nửa tiếng nữa.
- Bước 3: Chuyển máy giặt sang chế độ vắt và cho máy chạy trong khoảng 1 tiếng để đảm bảo lượng nước được loại bỏ hoàn toàn khỏi áo.
- Bước 4: Lấy túi đồ giặt ra khỏi máy bằng cách nắm chặt túi bằng cả hai tay để đảm bảo áo len của bạn không bị giãn ra thêm nữa.
- Bước 5: Trải sẵn một chiếc khăn tắm to với khả năng thấm hút nước tốt ra một mặt phẳng đủ rộng cho chiếc áo của bạn. Sau đó cẩn thận trải chiếc áo lên khăn, điều chỉnh hình dáng và kích thước như ban đầu của áo.
- Bước 6: Để áo khô tự nhiên trong khoảng 2 ngày, khi thay khăn cần điều chỉnh lại hình dáng và kích thước của áo một cách nhẹ nhàng và cẩn thận.
Phơi áo len ngoài trời đúng cách
Cách làm co áo len bị giãn bằng tay
Nếu nhà bạn không có máy giặt cửa trên hoặc đơn giản là bạn không muốn sử dụng máy giặt thì bạn vẫn có thể hoàn toàn làm áo len bị giãn co lại đơn giản bằng tay. Bạn chỉ cần chuẩn bị duy nhất nước giặt len loại không cần xả và thực hiện theo 04 bước dưới đây:
- Bước 1: Cho đầy nước ấm vào thau cùng với nước giặt len dạ. Sau đó thả nhẹ nhàng áo len nổi trên mặt và để áo thấm nước từ từ tới khi áo ngập trong nước. Hãy ngâm áo len trong khoảng 30 phút.
- Bước 2: Đổ nước và để nước rút hết rồi nhẹ nhàng, cẩn thận dùng tay ấn áo xuống đáy thau để loại bỏ nước càng nhiều càng tốt. Chú ý là không vặn hay xoắn áo bằng lực.
- Bước 3: Dùng khăn tắm loại siêu thấm nước quấn áo len lại bóp nhẹ để loại bỏ nước còn dư. Nếu có thể bạn nên cho áo vào trong vỏ gối và quay một vài vòng để loại bỏ triệt để nước thừa trong áo.
- Bước 4: Bước này bạn làm khô áo len giống như cách làm bằng máy giặt nhé.
Cách làm co áo len bị giãn bằng tay
Cách làm áo len co lại ở từng bộ phận chi tiết
Đôi khi áo len của bạn không bị giãn toàn bộ mà chỉ một phần, trong trường hợp này bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
Chuẩn bị: Bình xịt nước loại nhỏ, nước nóng, nước giặt áo len hoặc nước xả vải một lần, máy sấy tóc.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chải thẳng bộ phận áo len bị giãn, dùng bình xịt chứa nước ấm phun từ từ vào phần áo bị giãn tới khi chúng bị thấm ướt hoàn toàn. Và hãy để nguyên như vậy khoảng 5 phút để áo ngấm kĩ nước giặt.
- Bước 2: Dùng máy sấy tóc chế độ vừa phải sấy khô áo tại chỗ bị giãn một cách từ từ, đồng thời dùng tay nhẹ nhàng vuốt chỗ bị giãn trên áo về trạng thái ban đầu một cách cẩn thận. Bạn cũng có thể thực hiện tương tự với mũ len, khăn len và găng tay len,…
Những lưu ý khi giặt áo len bằng máy giặt ai cũng phải biết
Phân loại quần áo
Phân loại quần áo là bước đầu tiên và rất quan trọng nhưng lại được rất ít người dùng chú ý. Áo len phải được giặt riêng và không được giặt chung với các loại quần áo khác để tránh trường hợp bị phai màu hoặc xù lông, rụng lông và dính trên các trang phục khác của bạn.
Kiểm tra liều lượng nước giặt
Nhiều người nghĩ rằng việc cho nhiều xà phòng sẽ giúp làm sạch vết bẩn mạnh hơn nhưng đối với áo len thì khác. Nếu bạn cho quá nhiều xà phòng thì khi giặt, sự ma sát và nước nóng sẽ làm cho đồ len của bạn bị hư hỏng. Vì áo len sẽ dễ bị chảy, sờn và co lại, bạn hãy sử dụng bột/nước giặt đúng liều lượng.
Giặt bằng tay trước
Bạn nên giặt sơ áo len của mình bằng tay với nước nước sạch. Đặc biệt, đối với những chiếc áo len bị dính các vết bẩn khó tẩy, cứng đầu thì bắt buộc bạn phải giặt tay trước khi cho áo len vào để giặt máy.
Giặt bằng tay trước khi cho vào máy
Sử dụng túi giặt dành riêng cho áo len
Ngoài cách giặt áo len thông thường, bạn có thể sử dụng các loại túi giặt riêng dành cho áo len. Cách này sẽ giúp hạn chế các tác động mạnh, quay, vắt của máy giặt có thể làm áo len nhanh bị giãn.
Nên dùng nước lạnh để giặt áo len
Nhiệt độ nước cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định độ bền đẹp của áo len. Tốt nhất bạn nên chọn nhiệt độ nước <30°C hoặc theo các thông số trên nhãn mác của áo len để tránh tình trạng áo len bị giãn quá nhanh.
Chú ý chế độ giặt
Đồ len của bạn rất nhanh giãn nếu bạn chọn chế độ giặt và vắt quá khô và mạnh cũng sẽ làm cho áo len bị giãn, sờn và không còn đẹp nữa.
Cần chú ý chế độ giặt
Trên đây là những mẹo xử lý áo len bị giãn ai cũng nên học ngay. Nếu bạn có bất kỳ nhu cầu nào về giặt sấy quần áo, chăn ga, mùng mền, hãy liên hệ ngay với TIK TAK 247 để được hỗ trợ tốt nhất.